MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHẦN MỀM

Ung thư phần mềm còn được gọi là Sarcoma mô mềm, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 2/100.000 đến 3/100.000, chiếm 1% khối u ác tính ở người trưởng thành, tỉ lệ mắc bệnh ở các giới tương đương nhau, thông thường thì tỉ lệ mắc bệnh ở người già tương đối cao, đây là một loại u ác tính rất dễ di căn sang các khu vực khỏe mạnh khác, tỉ lệ tử vong là 2%. Tuy vậy, cần tìm hiểu để phát hiện và điều trị kịp thời.

f:id:huyenmy9x:20160518170708j:plain


Có thể bạn quan tâm:
<<CÁCH CHĂM SÓC CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ LƯỠI
Khối u mô mềm thường phát sinh tại khối u tế bào lá, bao gồm tế bào da tự động thay đổi và tế bào da thật của khối u lành tính, u nang biến chứng, và khối u ác tính ở sâu trong mạc gân, đa phần khối u mô mềm thường là lành tính, biểu hiện của khối u ác tính và lành tính cũng khá giống nhau.

Triệu chứng của sác-côm mô mềm nghèo nàn. Khối u thường xuất hiện ở dưới da hoặc trong cơ ở giai đoạn sớm nhầm với u lành tính. Sau đó khối u phát triển rộng xâm lấn tổ chức xung quanh, có thể vỡ loét gây chảy máu, nhiễm trùng. Sác-côm mô mềm được phân loại theo mô học dựa vào nguồn gốc tế bào mô mềm mặc dù loại tế bào không thuộc vào hệ thống tiên lượng theo giai đoạn. Các nghiên cứu bổ sung, như hiển vi điện tử, hóa mô, đếm dòng tế bào, di truyền học tế bào và các nghiên cứu nuôi cấy mô cho phép nhận dạng một số dưới loại đặc hiệu trong các loại chính theo mô học. Cấp độ về mô học phản ánh khả năng di căn của những khối u này chính xác hơn so với việc phân loại tế bào kinh điển được liệt kê dưới đây. Về tổng thể, u sợi mô bào ác tính là loại ung thư thường gặp nhất theo phân loại mô học (chiếm 40%), tiếp đến là sác-côm mô mỡ (25%), tuy nhiên tần suất theo loại mô học phụ thuộc vào vị trí. Các nhà giải phẫu bệnh học phân cấp khối u theo số lượng gián phân trên một vi trường năng lượng cao, sự có mặt của hiện tượng hoại tử, hình thái tế bào và nhân và mức độ về số lượng tế bào; sự khác biệt ý kiến giữa các nhà giải phẫu bệnh học có thể lên tới 40% khi kiểm tra lại về sau.
U mô đệm Ống tiêu hóa có nguồn gốc trung mô và thường được phân biệt với sác-côm cơ trơn, u tế bào Schwan và sác- côm sợi bằng kỹ thuật hóa miễn dịch mô. Chúng có thể được phân biệt dựa vào sự có mặt của CD34 và CD117. Những khối u này trình diện thụ thể của yếu tố tăng trưởng có hoạt tính của tyrosine kinase được gọi là c-kit (CD117). Các u mô đệm ở thành dạ dày được coi là ác tính khi chúng có đường kính từ 5-10cm, có chỉ số gián phân cao hoặc đã di căn. Các u mô đệm ở ruột non được coi là ác tính nếu chúng có bất kỳ một gián phân nào hoặc có đường kính hơn 2cm. Các bằng chứng hiện nay cho thấy đột biến c-kit thường được phát hiện ra ở các u mô đệm ác tính hơn là ở các u lành tính. Cũng cần lưu ý là các u mô đệm ác tính thường có CD34 dương tính.

f:id:huyenmy9x:20160518170941j:plain


- Sác-côm mô mềm dạng nang
- Sác-côm mạch
- Sác-côm lồi dạng sợi ngoài da
- Sác-côm dạng biểu mô
- Sác-côm sụn ngoài khung xương
- Sác-côm xương ngoài khung xương
- Sác-côm sợi u mô đệm
- Ống tiêu hóa
- Sác-côm cơ trơn
- Sác-côm mô mỡ
- U sợi mô bào ác tính
- U tế bào quanh mao mạch ác tính
- U trung mô ác tính
- U tế bào Schwan ác tính
- U bao thần kinh ngoại vi ác tính
- U ngoại bì thần kinh ngoại vi
- Sác-côm cơ vân
- Sác-côm bao hoạt dịch
- Sác-côm khác
Một số bài viết liên quan:

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẦN MỀM

MÃNG CẦU XIÊM,THỰC PHẨM CHỐNG UNG THƯ HIỆU QUẢ