Một số điều cần biết về thành phần trong kem chống nắng

Căn cứ vào thành phần mà kem chống nắng được chia thành loại: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng hóa học là loại kem có khả năng hấp thụ tia cực tím trước khi nó gây hại cho da. Bao gồm các thành phần: titanium dioxide, zinc oxide,…

Kem chống nắng vật lý là loại kem tạo thành lớp màng chắn bảo vệ da trước các tia có hại. Bao gồm các thành phần:  avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,..

f:id:huyenmy9x:20151114131258j:plain

Một số lưu ý về thành phần trong kem chống nắng

Để có thể bảo vệ da tránh tia UVA, trong kem chống nắng cần có những thành phần cơ bản sau: đioxit titan (titanium dioxide), oxit kẽm (zinc oxide), mexoryl, hoặc avobenzone (còn được gọi là Parsol 1789). Titanium dioxide hoặc zinc oxide cũng giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng, rất nhẹ dịu cho da.

Kem chống nắng toàn diện sẽ có ghi chú “Quang phổ rộng” (Broad/Wide spectrum) ngay dưới tên nhãn hàng. Nếu không có dòng chữ này, chú ý chọn loại vừa có SPF vừa có PA để chống cả tia UVA lẫn UVB.

Octyl methoxycinnamate là một thành phần thường thấy trong kem chống nắng, có tác dụng chống lại tia UVB. Tuy nhiên có khá nhiều người dị ứng với nó.

Nếu bạn thấy loại kem nào có chứa PABA (para-aminobenzoic acid) thì hãy cẩn thận, nó có thể gây kích ứng da.

Để dùng hàng ngày, kem chống nắng dành cho thể thao sẽ không phải lựa chọn tốt nhất bởi chúng được điều chế để dính chặt vào da và có thể bít các lỗ chân lông. Dĩ nhiên các eva nên dùng nó khi đi biển hoặc chạy bộ ngoài trời, nhưng nếu vấn đề chỉ đơn giản là đi từ nhà đến cơ quan thì kem chống nắng giữ ẩm mới là lựa chọn thông minh.

Xem thêm

Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao có tốt không?

Cách chống nắng hiệu quả không cần dùng kem?